MAY DONG PHUC CONG SO HCM

QUAN AO CONG SO GIA RE HCM

MAY DONG PHU NHA HANG

MAY DONG PHUC BENH VIEN

MAY AO SOMI NAM CONG SO
MAY AO SOMI NU CONG SO
XƯỞNG MAY ĐỒNG PHỤC THANH NGHI
Chuyên đồng phục công sở Địa chỉ: F3/30G , Ấp 6C , Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP.HCM
Hotline: 0933 912 928
Trang chủ   >   Tin tức   >   CẨM NANG HƯỚNG DẪN CÁCH CHỌN ĐỒNG PHỤC CHO NHÂN VIÊN

CẨM NANG HƯỚNG DẪN CÁCH CHỌN ĐỒNG PHỤC CHO NHÂN VIÊN

CẨM NANG HƯỚNG DẪN CÁCH CHỌN ĐỒNG PHỤC CHO NHÂN VIÊN

Bài viết này hy vọng giúp các bạn có cái nhìn tổng thể về việc xây dựng hệ thống đồng phục cho nhân viên, bao gồm từ khâu ý tưởng cho đến nhu cầu sử dụng, mức chi phí bạn nên chi để tạo dựng sự chuyên nghiệp cho công ty mình.

1. CHỌN LOẠI ĐỒNG PHỤC

Bạn có thể tham khảo một số set quần áo đồng phục thường dùng bên dưới.

ĐỒNG PHỤC SƠ MI

Sử dụng trong văn phòng: Áo sơ mi tay dài, quần tây hoặc kaki, giày tây, caravat, bảng tên đeo trước ngực.

Đối với nữ: Áo sơ mi, váy công sở, kết hợp với một số phụ kiện như bảng tên, nơ.

ĐỒNG PHỤC ÁO THUN

Sử dụng kết hợp quần jean hoặc quần tây, áo thun cho nam và nữ có thiết kế giống nhau, nhưng khác về size.

Có 03 loại áo thun cơ bản: áo thun cổ trụ (Polo), áo thun cổ tròn (T-shirt) và áo thun cổ tim (H-shirt).

ĐỒNG PHỤC QUẢN LÝ –GIÁM SÁT

Đối với khối quản lý văn phòng,  áo vest thường được sử dụng cho các nhân viên cấp cao. Các quản lý hoặc giám sát ở môi trường ngoài công ty (công trường, điểm bán hàng) có thể sử dụng đồng phục áo thun kết hợp vest, hoặc sơ mi có thêu logo công ty.

CÁC LOẠI ĐỒNG PHỤC CHUYÊN MÔN

Các loại đồng phục này thường dùng cho các công việc cụ thể như bác sĩ, bảo vệ…

Các công việc này đều có quy định cụ thể về cách mặc đồng phục nên chỉ cần tuân theo đúng các hướng dẫn này là được.

2. CHỌN CHẤT LIỆU MAY ĐỒNG PHỤC

Quan sát một số quần áo trong các shop cao cấp, ta dể dàng nhận thấy một số tỷ lệ pha trộn đẹp như 70% cotton, 65% cotton, còn lại là các thành phần bí mật của đơn vị dệt như spandex, nylon, tơ nhân tạo, aramid, sợi tổng hợp…Tỷ lệ 65% hoặc 70% hoặc 90% cotton cho độ bền cao và giảm đáng kể việc nhàu khi giặt. Nếu cần giá rẻ hơn, bạn có thể chọn đồng phục 30% cotton hoặc 100% nylon.

Hiện nay, nhiều đơn vị tư vấn khuyên khách hàng nên chọn các chất liệu đắt tiền như 100% cotton, lụa tơ tằm 100%… để sản phẩm cao cấp và bền. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Đối với sản phẩm làm từ 100% cotton thì dễ trở nên nhăn nhúm, co giãn, xù lông, thậm chí chỉ sau 1 lần giặt và tuổi thọ của sản phẩm 100% cotton ngắn hơn nhiều so với một số tỷ lệ pha trộn khác.

Cụ thể, để khắc phục các nhược điểm của coton nguyên chất là nhàu, xù lông, co giãn kém và có hiện tượng rút vải, người ta thêm vào nhiều chất liệu để giúp coton trở nên mềm mại, đàn hồi và giảm độ nhăn, kết hợp với các enzyme chống xù lông cho ra đời các chất liệu vải có chất lượng vượt trội.

3. THIẾT KẾ ĐỒNG PHỤC

MÀU SẮC ĐỒNG PHỤC

Đồng phục được sử dụng để quảng bá thương hiệu của công ty hoặc sản phẩm, do đó, khâu thiết kế đồng phục nên chú trọng đến màu sắc của thương hiệu. Hiện nay, các sản phẩm dệt sẵn thường chỉ có khoảng 16 màu cơ bản, nếu không chọn được màu ưng ý, bạn có thể yêu cầu bên sản xuất đồng phục dệt-nhuộm theo yêu cầu. (Việc này mất khoảng 10-30 ngày làm việc).

CÁC CHI TIẾT VÀ HỌA TIẾT

Bạn nên sử dụng các họa tiết và các dấu hiệu nhận diện của bạn lên đồng phục, luôn nhớ đặt website và slogan vì đây là hai yếu tố rất quan trọng để quảng bá thương hiệu.

4. LÀM ÁO ĐỒNG PHỤC MẪU

Luôn yêu cầu đơn vị sản xuất đồng phục làm trước ít nhất 01 sản phẩm mẫu, để bạn có thể thấy rõ được sản phẩm thật, trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt.

5. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐỒNG PHỤC CHO CÁC PHÒNG BAN/ VỊ TRÍ

Các đơn vị làm đồng phục chuyên nghiệp sẽ cung cấp cho bạn quyển quy ước sử dụng đồng phục, bạn có thể sử dụng nó để xây dựng văn hóa về hình ảnh và tác phong cho nhân viên của mình.

6. BẢO QUẢN ĐỒNG PHỤC

Bảo quản đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong trường hợp các sản phẩm bị lỗi, đừng ngại yêu cầu nhà sản xuất đổi cho