MAY DONG PHUC CONG SO HCM

QUAN AO CONG SO GIA RE HCM

MAY DONG PHU NHA HANG

MAY DONG PHUC BENH VIEN

MAY AO SOMI NAM CONG SO
MAY AO SOMI NU CONG SO
XƯỞNG MAY ĐỒNG PHỤC THANH NGHI
Chuyên đồng phục công sở Địa chỉ: F3/30G , Ấp 6C , Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, TP.HCM
Hotline: 0933 912 928
Trang chủ   >   Tin tức   >   CHỌN VẢI MAY ĐỒNG PHỤC CÔNG SỞ, NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

CHỌN VẢI MAY ĐỒNG PHỤC CÔNG SỞ, NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

CHỌN VẢI MAY ĐỒNG PHỤC CÔNG SỞ, NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Khi chọn vải may đồng phục công sở, đa số chúng ta chỉ quan tâm đến màu sắc, chất liệu vải (polyester hay cotton) mà quên đi một yếu tố hết sức quan trọng, góp phần tạo nên sự thoải mái và độ thấm hút của chiếc áo, đó là thuộc tính vải.

I. Kiểu dệt

Khi chọn vải may đồng phục, cần nghiên cứu kĩ về kiểu dệt. Hầu hết tất cả các loại vải sợi được phân thành 4 cách dệt chính: broadcloth, oxford, pinpoint và twill. Loại vải bạn chọn sẽ tùy thuộc vào đặc tính công viêc và sở thích riêng của bạn.

Các loại vải gồm có:

1. Broadcloth

Được biết đến với 1 tên gọi khác là vải poplin, đây là vải may áo sơ mi cổ điển. Vải broadcloth được dệt đơn giản bằng đường dệt lên và xuống và cơ bản là được bện chặt hơn bởi những sợi vải tốt hơn để cho sản phẩm mượt và mềm mại. Vải broadcloth có bề mặt láng hơn vải Pinpoint và Oxford và cũng vì lý do đó nó thích hợp cho các sự kiện trang trọng. Vải Broadcloth nhìn chung sẽ nhẹ hơn và nhìn sẽ đẹp hơn.

2. Oxford

Vải Oxford thường gắn liền với các trang phục thường ngày bởi vì nó được làm từ những sợi vải thô hơn và bền hơn. Vải Oxford được dệt với dạng rổ với nhiều sợi vải đan xem lẫn nhau trên 2 chiều dọc và ngang. Vì sử dụng chất liệu sợi vải rẻ tiền hơn nên vải Oxford dễ mua hơn. Một chiếc áo sơ mi vải oxford thực sự không phải là lựa chọn sán suốt cho trang phục công sở, nhưng lại rât thích hợp cho dịp cuối tuần. Vải Oxford rất bền và sẽ mềm hơn qua thời gian.

3. Pinpoint

Vải pinpoint hay còn gọi là pinpoint oxford, vải pinpoint sử dụng kiểu dệt dạng rổ, giống như vải oxford, nhưng sử dụng sợi vải tốt hơn có thể thấy trong vải Broadcloth. Kết quả là sự kết hợp giữa 2 loại vải có thể được sử dụng trong các dịp trang trọng hoặc mặc thường ngày. Do tính linh động của nó, pinpoint là lựa chọn tốt trừ khi bạn thích một cái gì đó đặc biệt hơn. Vải pinpoint thường nặng hơn vải Broadcloth và nhìn rất bắt mắt.

4. Twill

Vải Twill (bao gồm herringbone và houndstooth, được thiết kế sử dụng kiểu dệt Twill) được sản xuất bằng kiểu dệt đặc biệt tạo ra các đường chéo sọc nổi. Do các sọc chéo nổi, vải Twill thường mềm hơn, ít nhăn và dễ ủi hơn. Nhược điểm của loại vải này là khó giặt hơn nếu bạn làm ố vải và nhìn ít bắt mắt hơn các loại vải Broadcloth hay Pinpoint. Vải Twill là một lựa chọn tốt nếu bạn thích vải mềm mại hơn và nặng hơn. Cũng giống như vải Pinpoint, vải Twill thích hợp cho các dịp trang trọng hoặc mặc thường ngày.

II. Đặc tính của sợi vải


Một lưu ý khi nữa khi chọn vải may đồng phục – đó là đặc tính của sợi vải.

Đôi lúc bạn sẽ bắt gặp trên nhãn các sản phẩm áo sơ mi cao cấp các dòng chữ như “100’s sợi xe đôi cotton”. Đối với hầu hết mọi người, những ghi chú này có nghĩa gì vẫn là một ẩn số. Những ghi chú này nhằm truyền đạt đến bạn rằng “đây là sản phẩm tốt”, nhưng nó cũng đơn giản là sự mô tả loại sợi dùng để dệt chiếc áo sơ mi. Sợi vải được mô tả bởi 2 đặc tính: chỉ số sợi và số lớp.

1. Chỉ số sợi (Yarn Number)

Con số này mô tả độ dày của sợi vải – số thấp thể hiện sự dày hơn, sợi vải chắc khỏe (bắt đầu từ 24) và số càng lớn thì sợi vải càng mảnh, sợi vải tốt hơn (số từ 200 trở lên). Do sợi vải mảnh hơn chỉ có thể được sản xuất từ sợi cotton mềm nhất và dài nhất, áo sơ mi may bằng vải có chỉ số sợi cao hơn thường đắt tiền hơn.

2. Số lớp (Ply)

“2 lớp” đề cập đến việc xoắn 2 sợi vải lại với nhau thành 1 sợi duy nhất trước khi dệt. Vải làm từ 2 lớp sợi thường có chất lượng tốt hơn và bền hơn vải dệt từ sợi đơn. Do sợi vải được dệt theo 2 hướng (lên và xuống hoặc dọc và ngang), nên chúng ta ghi nhãn trên áo sơ mi với các mô tả về số lớp như sau:
– 2 x 2 : 2 lớp cho sợi ngang và sợi dọc
– 2 x 1 : 2 lớp cho 1 hướng, 1 lớp cho hướng còn lại
– 1 x 1 hoặc “đơn”: sợi đơn cho 2 hướng

Ngoài các tiêu chí trên bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin khác được ghi trên mẫu vải như thành phần sợi vải (blend); cấu trúc dệt (construction).

a. Thành phần sợi vải (blend)

Ví dụ trong mẫu vải trong hình ghi là poly/vis nghĩa là thành phần vải là poly và viscose. Ký hiệu 65/35 là tỷ trọng giữa các chất liệu, trong trường hợp này 65% là poly và 35% là viscose. Các thành phần như poly, viscose, rayon là các loại sợi nhân tạo thường dùng hiện nay.

b. Cấu trúc dệt (construction)

– Ngoài các trường hợp như đã nêu ở mục 2, trên một số loại vải còn nêu cấu trúc dệt. ví dụ trong hình cấu trúc dệt ký hiệu 30/2PV x 150/2P nghĩa là sợi ngang: 150/2P là sợi đôi với thành phần là 100% poly và chỉ số se sợi là 150. Sợi dọc 30/2PV nghĩa là Poly pha Viscose và chỉ số se sợi là 30, đồng nghĩa với việc sợi dọc sẽ thô hơn sợi ngang (dọc 30 – ngang 150).